Hoạt động thể chất thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn có một thân hình cân đối, một trái tim khỏe mạnh và một tinh thần sảng khoái. Nhưng nếu tập luyện quá sức sẽ có nhiều tác hại hơn là lợi. Sporta sẽ cùng bạn tìm hiểu ở bài này thế nào là chơi thể thao quá sức cũng như các tác hại và cách phòng tránh.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy rất có thể bạn đang tập luyện quá sức
- Phong độ giảm sút
- Mất hứng thú với việc tập luyện, tuy nhiên vẫn ép bản thân luyện tập dù cảm thấy không khỏe
- Chóng mặt
- Chán ăn
- Lo lắng mình sẽ tăng cân nếu như bỏ tập một vài ngày
- Cảm thấy bứt rứt khi bỏ lỡ một buổi tập
…
Việc chơi thể thao quá sức sẽ dẫn đến vài trong số nhiều tác hại dưới đây
- Mỏi cơ
Khi bạn chơi thể thao nhiều, các cơ bị mỏi do lượng acid lactic không được thải hết, làm gây mỏi các cơ. Khi chơi do hăng say và vui vẻ nên quên đi, nhưng thường tối về hoặc sáng hôm sau ngủ dậy mới thấy mỏi và đau.
- Rối loạn hoóc môn
Tập luyện quá sức gia tăng lượng cortisol – nguyên nhân của căng thẳng tâm lý (stress) và khiến bạn dễ tăng cân. Hơn nữa, tập quá nhiều có thể sẽ khiến bạn bỏ bữa bởi hoóc môn chán ăn epinephrine và norepinephrine tăng đáng kể.
- Hệ thống miễn dịch cơ thể giảm sút
Việc đau mỏi cơ, cơ thể chậm hồi phục sau khi tập, thêm với việc căng thẳng tâm lý và bỏ bữa (cơ thể thiếu dinh dưỡng). Năng lượng dự trữ chống lại bệnh tật cho cơ thể sẽ bị dùng để hồi phục các cơ đau mỏi.
Kết
Chơi thể thao tốt cho sức khỏe là chuyện không thể bàn cãi. Tuy nhiên, sức khỏe chưa chắc đã tỉ lệ thuận với số giờ tập mà nó còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người, tùy thuộc vào tuổi tác, các bệnh lý kèm theo trên người chơi và môi trường bạn sống.
Hãy chọn môn thể thao phù hợp và tập luyện điều độ để đạt được kết quả tốt nhất.